1. Động từ sai khiến
    • Cách tạo ra động từ sai khiến

      Động từ nhóm I

      Động từ sai khiến いきます
      Thể lịch sự: いかせます
      Thể thông thường: いかせる

      Động từ nhóm II

      Động từ sai khiến たべます
      Thể lịch sự: たべさせます
      Thể thông thường: たべさせる

      Động từ nhóm III

      Động từ sai khiến きますします
      Thể lịch sự: こさせますさせます
      Thể thông thường: こさせるさせる

      Động từ sai khiến được chia cách như động từ nhóm II với các thể nguyên dạng (thể từ điển, thể ない, thể て v. v. )

      Ví dụ: いかせる、いかせ(ない)、いかせて

  2. Câu động từ sai khiến
    • Có hai loại câu động từ sai khiến tùy theo trợ từ biểu thị chủ thể của động từ là 「を」 hay 「に」 . Trường hợp động từ có dạng ban đầu là nội động từ như ở phần 1) dưới đây thì chúng ta dùng trợ từ () để biểu thị còn nếu là ngoại động từ như ở phần 2 thì dùng ()

      Danh từ (người) 「を」 Động từ sai khiến (nội động từ)

      Để/cho danh từ (người) , động từ (nội động từ)

      ぶちょうはさとうさんをおおさかへしゅうちょうさせます。

      Trường phòng cho anh Sato đi công tác Osaka

      わたしはむすめをじゆうにあそばせました。

      Tôi đã để con gái chơi tự do

      (Chú ý) :

      Trừ trường hợp ngoại lệ khi nội dung từ đi kèm với 「を」 như ở ví dụ 3 () dưới đây , thể của động từ được biểu thị bằng 「に」 , còn nếu không có phần mang trợ từ 「を」 , đi kèm thì về nguyên tắc chúng ta dùng trợ từ 「を」 như ở ví dụ 4.

      わたしはこどもにみちのみぎがわをあるかせます。

      Tôi cho con đi bộ ở bên phải đường

      わたしはこどもをあるかせます。

      Tôi cho con đi bộ

      Danh từ (người) 「に」 Danh từ 「を」 Động từ sai khiến (ngoại động từ)

      あさはいそがしいですから。むすめにあさごほんのじゅんびをてつだわせます。

      Vì bận vào buổi sáng, nên tôi cho con gái chuẩn bị bữa sáng

      先生はせいとにじゆうに意見をいわせました

      Thầy giáo cho học sinh tự do phát biểu ý kiến

  3. Cách dùng thể sai khiến
    • Động từ sai khiến biểu thị một trong hai nghĩa là “bắt buộc” và “cho phép”. Nó được dùng trong những trường hợp khi mà quan hệ trên dưới rõ ràng, ví dụ như bố mẹ-con cái, anh trai-em trai, cấp trên-cấp dưới v. v.. và người trên bắt buộc hoặc cho phép người dưới làm một việc gì đó.

      Tuy nhiên trong trường hợp người trong một nhóm (ví dụ công ty) nói với người ngoài về việc người ở trong cùng nhóm với mình làm một việc gì đó, thì câu sai khiến được dùng bất kể quan hệ trên dưới thế nào. Ví dụ dưới đây thể hiện điều đó.

      駅についたら、お電話をください。

      Khi đến ga thì anh gọi điện cho tôi.

      かかりのものをむかえにいかせますから。

      Tôi sẽ cho nhân viên ra đón.

      わかりました。

      Vâng, được rồi.

  4. Cách dùng thể sai khiến
    • (Chú ý 1):

      Trong trường hợp người dưới cho người trên làm một việc gì đó, nếu quan hệ trên dưới rõ ràng thì chúng ta dùng (Động từ thể て いただきます). Còn nếu quan hệ là ngang bằng , hoặc quan hệ trên dưới không rõ ràng thì chúng ta dùng (Động từ thể て もらいます).

      わたしはぶちょうにせつめいしていただきました

      Tôi nhờ trưởng phòng giải thích cho

      わたしはともだちにせつめいしてもらいますた、

      Tôi nhờ bạn giải thích cho

      (Chú ý 2):

      Như chúng ta đã thấy ở ví dụ 8, thông thường thì động từ sai khiến không dùng để nói trong trường hợp người dưới cho người trên làm một việc gì đó. Cũng có ngoại lệ đối với trường hợp này, khi mà động từ là động từ chỉ tình cảm, tâm trạng như あんしんする、しんぱいする、がっかりする、よろこぶ (vui, mừng) , かなしむ (buồn) , おこる (giận, cáu) v. v. thì chúng ta cũng có thể dùng thể sai khiến như ở ví dụ dưới đây. Tuy nhiên nội dung này chúng ta không học trong quyển sách này

      こどものとき体がよわくて、母をしんぱいさせました。

      Hồi còn nhỏ, vì sức khỏe yêu nên tôi làm mẹ lo lắng.

  5. Động từ sai khiến thể て いただけませんか làm ơn ~
    • Ở bài 26 chúng ta đã học mẫu câu 「~ていただけませんか」 . Đây là mẫu câu dùng để nhờ vả ai đó làm một việc gì đó cho mình. Khi muốn yêu cầu ai đó cho phép mình làm việc gì đó thì chúng ta dùng (Động từ sai khiến thể て いただけませんか

      コピーきの使い方を教えていただけませんか。

      Anh làm ơn chỉ tôi cách dùng máy photocopy có được không (bài 26)

      友達のけっこんしきがあるので。そうたいさせていただけませんか。

      Tôi phải đi dự đám cưới bạn. Cho phép tôi về sớm (bài 48)

      Ở ví dụ 11 thì người “ chỉ (おしえる) ” là người nghe, còn ở ví dụ 12 thì người “về sớm”(そうたいする) là người nói.