1. Trường hợp giả định
    • Động từ thể nguyên dạng
      Động từ thể た
      Động từ (thể ない)
      Tính từ đuôi い + ばあいは。 ~
      Tính từ đuôi な
      Tính từ (~な)
      Danh từ の

      「~ばあいは」 là cách nói về một trường hợp giả định nào đó. Phần tiếp theo sau biểu thị cách xử lý trong trường hợp đó, hoặc kết quả xảy ra. Phần đứng trước 「ばあいは」 là động từ , tính từ hoặc danh từ.

      Vì 「ばあい」 là danh từ nên cách nối nó với từ đứng trước tương tự như cách bổ nghĩa cho danh từ. tương tự như cách bổ nghĩa cho danh từ.

      かいぎにまにあわないばあいは。れんらくしてください。

      Trong trường hợp không kịp giờ họp thì hãy liên lạc với chúng tôi

      時間におくれたばあいは。かいじょうにはいれません。

      Nếu đến muộn thì sẽ không vào bên trong hội trường được.

  2. Biểu thị kết quả trái ngược (I)
    • Động từ Thể thông thường
      Tính từ (~い)
      Tính từ (~な) Thể thông thường+ のに、~
      Danh từ ~だー>な

      Phần đứng tước 「のに」 là động từ , tính từ hoặc danh từ. Cách nối như ở phần trên 「のに」 dùng khi mệnh đề sau biểu thị một kết quả trái ngược với kết quả đáng lẽ phải có nếu suy đoán từ nội dung của mệnh đề trước

      やくそくをしたのに。かのじょは来ませんでした。

      Tôi đã hẹn với cô ấy, thế mà cô ấy không đến

      きょうは日曜日なのに。はたらかなければなりません。

      Hôm nay là chủ nhật, thế mà tôi phải làm việc

      Ở ví dụ 1, người nói kỳ vòng là nếu hẹn thì cô ấy sẽ đến đúng như hẹn. Vì vậy người nói cảm thấy thất vọng khi cô ấy không đến. Ở ví dụ 2 người nói cảm thấy không thỏa đáng vì đúng ra chủ nhật được nghỉ làm. Qua những ví dụ này chúng ta thấy rằng mệnh đề sau có hàm ý “ngoài dự đoán” hoặc “thất vọng”.

      (Chú ý) : sư khác nhau giữa 「~のに」 「~が」 「~ても」

      わたしの部屋はせまいですが。きれいです。

      Phòng của tôi chật nhưng sạch

      わたしの部屋がふっても。出かけます。

      Cho dù ngày mai trời mưa thì tôi vẫn ra ngoài.

  3. Biểu thị kết quả trái ngược (II)
    • Không thể thay thế các bộ phận 「~が」 và 「~ても」 ở 2 ví dụ trên bằng 「~のに」

      Ở ví dụ 3 chỉ nối hai đánh giá khác nhau, trong đó mệnh đề sau không biểu thị kết quả nằm ngoài dự đoán của mệnh đề trước. Ở ví dụ 4 thì mệnh đề trước nêu ra một điều kiện, nhưng 「~のに」 chỉ được biết khi mệnh đề sau biểu thị một kết quả thực tế xảy ra.

      やくそくをしたのに。どうして来なかったたんですか。

      Tại sao đã hẹn mà anh/chị không đến ?

      Ngược lại , không thể thay thế 「~のに」 trong ví dụ 5 bằng 「が」 hoặc 「~ても」 . Lý do mệnh đề sau biểu thị ý trách móc có sắc thái mạnh.