1. Động từ bị động
    • Cách tạo thành động từ bị động

      Nhóm I:

      かきます
      Động từ bị động: Thể lịch sự: かかれます
      Thể thông thường: かかれる

      Nhóm II:

      ほめます
      Động từ bị động: Thể lịch sự: ほめられます
      Thể thông thường: ほめられる

      Nhóm III:

      きます します
      Động từ bị động: Thể lịch sự: こられます されます
      Thể thông thường: こられる される

      Tất cả động từ bị động thuộc nhóm II và được chia cách theo các thể như thể nguyên dạng, thể ない, thể て v. v.

      かかれる、かかれ(ない)、かかれて

  2. Danh từ 1 (người 1) は Danh từ 2 (người 2) に Động từ bị động
    • Khi người 2 thực hiện một hành vi nào đó đối với người 1 thì đứng từ phía của đối tượng tiếp nhận hành vi là người 1 chúng ta dùng mẫu câu này để diễn tả. Trong mẫu câu bị động này thì người 1 là chủ đề của câu, còn người 2 là chủ thể của hành vi và được biểu thị bằng trợ từ 「に」

      先生はわたしをほめました。

      Giáo viên khen tôi

      わたしは先生にほめられました。

      Tôi được giáo viên khen

      母はわたしにかいものをたのみました。

      Mẹ nhờ tôi mua đồ

      わたしは母にかいものをたのまれました。

      Tôi được mẹ nhờ mua đồ

      Ngoài người ra, chủ thể của hành vi (Danh từ 2 ) còn có thểl à vật chuyển động (động vật, ô tô v. v. )

      わたしは犬にかまれました。

      Tôi bị chó cắn.

  3. Danh từ 1 (người 1) は Danh từ 2 (người 2) に Danh từ 3 を Động từ bị động
    • Trong mẫu câu này, người 2 thực hiện một hành vi nào đó đối với vật mà người 1 sở hữu (Danh từ 3) và trong nhiều các trường hợp thì hành vi đó gây phiến toái cho người 1

      おとうとがわたしのパソコンをこわしました。

      Em trai làm hỏng máy vi tính của tôi

      わたしはおとうとにパソコンをこわされました

      Tôi bị em trai làm hỏng máy vi tính (4)

      Tương tự như mẫu câu ở phần 2, trong mẫu câu này thì ngoài người ra, chủ thể của hành vi có thể là vật chuyển động

      わたしは犬に手をかまれました。

      Tôi bị chó cắn vào tay

      (Chú ý 1) :

      Trong mẫu câu này thì chủ đề được nêu ra không phải là tân ngữ (Danh từ 3) mà là người cảm nhận sự phiền toái do hành vi gây ra. Chẳng hạn như ở ví dụ 4 thì chúng ta không nói là 「わたしのパソコンはおとうとにこわされました」

      (Chú ý 2) :

      Mẫu câu này chỉ được dùng khi người tiếp nhận hành vi cảm thấy phiền toái. Vì thế chúng ta không dùng nó nếu người tiếp nhận cảm ơn hành vi do người 2 làm. Trong trường hợp như thế chúng ta dùng 「~て もらいます」

      わたしはともだちに自転車をしゅうりしてもらいました
      わたしはともだちに自転車をしゅうりされました(SAI)

      Tôi được bạn sửa xe đạp cho

  4. Danh từ (vật/việc) が/は Động từ bị động
    • Khi nói về một sự việc nào đó và không cần thiết phải nêu rõ đối tượng thực hiện hành vi, thì chúng ta để vật hoặc việc làm chủ đề của câu và dùng động từ bị động để diễn đạt.

      フランスでむかしの日本のえがはっけんされました。

      Một bức tranh cổ của Nhật được tìm thấy ở Pháp

      日本の車はせかいじゅうへゆしゅつされています。

      Ô tô của Nhật được xuất khẩu đi khắp thế giới

      かいぎはこうべでひらかれました。

      Hội nghi được tổ chức tại Kobe

  5. Danh từ 1 は Danh từ 2 (người ) に よって Động từ bị động
    • Khi dùng các động từ biểu thị sự 「sáng tạo」 「tạo ra」 , 「tìm thấy」 (ví dụ 「かきます」 「はつめいします」 「はっけんします」 v. v. ) ở thể bị động thì chúng ta không dùng 「に」 mà dùng 「によって」 để biểu thị chủ thể của hành vi.

      げんじものがたりはむらきしきぶによってかかれました。

      「Chuyện Genji」 do Murasaki Shikibu viết.

      でんわはべルによってはつめいされました。

      Điện thoại do Bell phát minh ra

  6. Danh từ から / Danh từ で つくります
    • Khi nói về việc sản xuất một vật chúng ta dùng 「から」 đối với nguyên liệu, và 「で」 đối với vật liệu

      ビールはむぎからつくられます

      Bia được làm từ lúa mạch

      むかし、日本のいえはきでつくられました。

      Ngày xưa, nhà ở Nhật được làm bằng gỗ.