1. Thể mệnh lệnh và thể cấm chỉ
    • Cách tạo ra thể mệnh lệnh:

      Động từ

      Nhóm I: Đổi âm cuối của (thể ます) sang âm cùng hàng thuộc (dãy え)

      Nhóm II: Thêm 「ろ」 vào sau (thể ます)

      Nhóm III: Thể mệnh lệnh của 「きます」 là 「こい」 , của 「します」 là 「しろ」

      Chú ý: những động từ không biểu thị chú ý của chủ thể như 「わかる」 「できる」 「ある」 v. v. thì không có thể mệnh lệnh

      Cách tạo ra thể cấm chỉ

      Thêm 「な」 vào sau đối với động từ thuộc bất cứ nhóm nào

  2. Cách dùng thể mệnh lệnh và thể cấm chỉ
    • Thể mệnh lệnh được dùng để bắt buộc ai đó phải thực hiện một hành vi nào đó, còn thể cấm chỉ được dùng để ra lệnh cho ai đó không được thực hiện một hành vi nào đó. Các thể này đều mang sắc thái mạnh, áp đặt và đe doạn vì thế phạm vi dùng chúng ở cuối câu văn rất hạn chế. Ngoài ra trong văn nói thì trong hầu hết các trường hợp các thể này chỉ được nam giới dùng

      Trong các trường hợp dưới đây thể mệnh lệnh và thể cấm chỉ được dùng làm các câu đơn lẻ, hoặc dùng ở cuối câu

      (1) Người nam giới có địa vị hoặc tuổi tác cao hơn so với người bên dưới mình hoặc bố nói với con

      はやくねろ。

      Đi ngủ sớm

      おくれるな。

      Cấm đi muộn

      (2) Nam giới nói với nhau. Trong trường hợp này thì nhiều khi từ () được thêm vào cuối câu để làm “mềm” hơn sắc thái của câu

      あした、うちえこい 「よ」

      Ngày mai đến nhà tao đi

      あまりのむな 「よ」

      Uống vừa thôi

      (3) Trường hợp ít có điều kiện để quan tâm đến người mà mình giao tiếp ví dụ như khi truyền đạt chỉ thị, khi đang làm việc trong phân xưởng, hoặc trong các tình huống khẩn cấp như hỏa hoạn, động đất v. v. Ngay cả trong các trường hợp như thế thì cũng chỉ là người nam giới, có vị trí hoặc tuổi cao hơn mới dùng

      たげろ

      Chạy thôi

      エレべーターをつかうな

      Không dùng thang máy.

  3. 「~とよみます」 、 「~とかいてあります」
    • あの漢字は何とよむんですか。

      Chữ Hán kia đọc là gì?

      あそこに 「とまれ」 とかいてあります。

      Ở chỗ kia có viết là Tomare (dừng lại)

      Từ 「と」 ở 2 ví dụ trên có chức năng tương tự như từ 「と」 trong mẫu câu 「~と いいます」 (bài 21)

  4. X は Y と いう いみです X nghĩa là Y
    • Mẫu câu này dùng để giải thích ý nghĩa của một từ, ngữ hoặc câu nào đó (X). Dạng 「と いう」 có xuất xứ từ 「と いいます」 . Khi muốn hỏi về ý nghĩa thì chúng ta dùng nghi vấn từ 「どういう」 .

      「たちいりきんし」 ははいるなと いういみです。

      「Tachiiri-Kinshi」 nghĩa là cấm vào

      このマークはどういういみですか。

      Ký hiệu này nghĩa là gì?

      せんたくきであらえるといういみです。

      Nghĩa là có thể giặt bằng máy giặt

  5. Truyền đạt lại lời nhắn
    • Câu
      + と 言っていました
      Thể thông thường

      Khi trích dẫn lời của người thứ ba thì chúng ta dùng 「~といいました」 (Bài 21) nhưng khi muốn truyền đạt lại lời nhắn của người thứ 3 thì chúng ta dùng ()

      田中さんは 「あした休みます」 と言っていました。

      Anh Tanaka nói "ngày mai tôi nghỉ"

      田中さんはあした休むと言っていました。

      Anh Tanaka nói là ngày mai anh ấy nghỉ

  6. Truyền đạt lại lời nhắn (lịch sự)
    • Câu
      + とつたえていただけませんか
      Thể thông thường

      Đây là những mẫu câu dùng khi muốn nhờ truyền đạt lại lời nhắn cho ai đó một cách lịch sự

      ワンさんに 「あとで電話をください」 とつたえていただけませんか。

      Anh/chị có thể nói lại với anh Wang là hãy gọi điện cho tôi sau, có được không?

      すみませんが。わたなべさんにあしたのパーティーは6時からだとつたえていただけませんか。

      Xin lỗi, anh/chị làm ơn nhắn với chị Watanabe là bữa tiệc ngày mai bắt đầu từ 6 giờ , có được không?

  7. Cách dùng thể mệnh lệnh và thể cấm chỉ
    • (4) Trường hợp hô khẩu lệnh trong các buổi diễn tập, trong hoạt động thể thao ở nhà trường, câu lạc bộ v. v.

      休み。

      Nghỉ!

      やすむな。

      Không nghỉ.

      (5) Cổ vũ trong khi xem thể thao. Trong trường hợp này thì đôi khi nữ giới cũng dùng

      ばんがれ

      Cố lên !

      みけるな

      Không được thua !

      (6) Khi muốn chú trọng đến sự đơn giản để tạo hiểu quả truyền đạt như trong các ký hiệu giao thông, tiêu ngữ v. v.

      とまれ

      Dừng lại

      はいるな。

      Cấm vào

      (Chú ý) :

      Hình thức mệnh lệnh còn một câu nữa là 「động từ ますなさい」 . Mẫu câu này thường được dùng trong những trường hợp như khi cha mẹ nói với con cái, giáo viên nói với học sinh v. v. nó ít nhiều nhẹ nhàng hơn thể mệnh lệnh của động từ.

      Vì thế nữ giới thường ưa dùng mẫu câu này hơn là thể mệnh lệnh của động từ. Nhưng mẫu câu này thì không dùng được với người trên.

      べんきょうしなさい。

      Học đi.