1. Lời khuyên mang tính giới thiệu
    • Động từ thể た
      + ほうがいいです
      Động từ thể ない

      毎日うんどうしたほうがいいです

      Hàng ngày anh/chị nên vận động

      ねつがあるんです。

      Tôi bị sốt

      じゃ。おふろにはいらないほうがいいですよ。

      Thế thì anh/chị không nên tắm bồn

      Mẫu câu này dùng để khuyên nhủ. Trong 1 số trường hợp mẫu câu này mang lại ấn tượng áp đặt đối với người khác, vì thế khi dùng cần chú ý đến văn cảnh

      (Chú ý) :Sự khác nhau giữa 「~たほうが いい」 và 「~たら いい」

      日本のお寺が見たいんですが。

      Tôi muốn xem chùa của Nhật

      じゃ。京都へいったらいいですよ。

      Thế thì anh/chị thử đi Kyoto xem

      Ví dụ trên nêu ra trường hợp mà một lời khuyên mang tính giới thiệu được sử dụng. Trong những trường hợp như thế này thì chúng ta dùng 「~たらいい」 . Còn 「~たほうがいい」 biểu thị (hoặc ngầm biểu thị) sự so sánh và lựa chọn giữa hai đối tượng, mặc dù một trong số đó có thể không xuất hiện trong câu văn

  2. Diễn đạt sự suy xét, phán đoán
    • Động từ Thể thông thường
      Tính từ (~い) + でしょう
      Tính từ (~な) Thể thông thường
      Danh từ

      Mẫu câu này diễn đạt sự suy xét, phán đoán của người nói căn cứ vào thông tin có được. Khi ở dạng nghi vấn như ở ví dụ dưới đây thì mẫu câu này dùng để hỏi về sự suy xét, phán đoán của người nghe

      あしたは雨がふるでしょう

      Ngày mai có lẽ trời mưa.

      タワポンさんはごうかくするでしょうか。

      Liệu anh Thawaphon có đỗ không?

  3. Khả năng một sự việc hay tình huống có thể xảy ra  
    • Động từ Thể thông thường
      Tính từ (~い) + かもしれません
      Tính từ (~な) Thể thông thường
      Danh từ

      「~かも しれません」 cũng được dùng để diễn đạt sự suy xét, phán đoán của người nói. Nó có nghĩa là có khả năng một sự việc hay một tình huống nào đó đã hoặc sẽ xảy ra. So với 「~でしょう」 thì mức độ chắc chắn của mẫu câu này thấp hơn nhiều

      やくそくの時間にまにあわないかもしれません。

      Có thể tôi sẽ không kịp giờ hẹn

  4. きっと/たぶん/もしかしたら
    • きっと

      Phó từ này được dùng trong trường hợp người nói khá chắc chắn vào suy đoán của mình. Xác suất (suy đoán là đúng) nằm trong phạm vi từ mức độ rất cao cho đến mức độ tương đương với 「~でしょう」

      ミラーさんはきっときます。

      Anh Miller chắc chắn sẽ tới

      あしたはきっと雨でしょう。

      Ngày mai chắc sẽ mưa

      たぶん

      Phó từ này biểu thị mức độ chắc chắn thấp hơn 「きっと」 và thường được dùng kèm với 「~でしょう」 . Nó cũng hay được dùng kèm với 「~とおもいます」 (bài 21) như ở ví dụ 2 dưới đây

      ミラーさんはくるでしょうか。

      たぶんくるでしょう。

      Liệu anh Miller có đến không?

      Có lẽ anh ấy sẽ đến

      山田さんはこの二ュースをたぶんしらないとおもいます。

      Tôi nghĩ có lẽ anh Yamada không biết tin này

      もしかしたら

      Phó từ này thường được dùng kèm với 「~かもしれません」 . So với câu không có 「もしかしたら」 thì câu 「もしかしたら」 biểu thị khả năng (ở ví dụ dưới là khả năng không tốt nghiệp được) thấp hơn.

      もしかしたら。3月にそつぎょうできないかもしれません。

      Biết đâu là tháng 3 tôi không tốt nghiệp được.

  5. ないが しんぱいな こと
    • なにかしんぱいなことがあるんですか。

      Anh/chị có gì lo lắng à ?

      Như đã thấy ở ví dụ trên, chúng ta không nói 「しんぱいななにか」 mà nói là 「なにかしんぱいなこと」 . Các ví dụ tương tự khác là 「なにか~もの」 「どこか~ところ」 「だれか~ひと」 「いつか ~とき」 v. v.

      スキーにいきたいんですが。どこかいいところありませんか。

      Tôi muốn đi trượt tuyết. Có chỗ nào hay không?

  6. Lượng từ で
    • Từ 「で」 ở sau lượng từ biểu thị mức giới hạn về tiền bạc, thời gian, số lượng cần thiết để một trạng thái , động tác hoặc sự việc được diễn ra.

      駅まで30分でいけますか。

      30 phút có đi đến ga được không?

      3万円でビデオがかえますか。

      3 vạn yên có mua được đầu video không?